Hotline tư vấn:

0909 186 779

Thẩm Định Giá Trị Doanh Nghiệp

    1. Khái niệm và phân loại

    Thẩm định giá doanh nghiệp là hoạt động tư vấn xác định giá trị của doanh nghiệp tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

    Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trự sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Giá trị doanh nghiệp có thể được hiểu theo 2 hướng sau:

    • Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là phần tài sản thuần còn lại của doanh nghiệp thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn, được hiểu là phần chênh lệch giữa tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp và giá trị các khoản nợ phải trả hoặc tổng giá trị hiện giá thuần của dòng tiền được tạo ra bởi vốn chủ sở hữu trong tương lai và giá trị tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp.
    • Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của doanh nghiệp, bao gồm phần giá trị vốn chủ sở hữu và giá trị các khoản nợ phải trả hoặc tổng giá trị hiện giá thuần của dòng tiền được tạo ra bởi tổng tài sản hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai và giá trị tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp.

    Giá trị doanh nghiệp cũng có thể được phân loại dựa trên điều kiện và thời gian hoạt động như sau:

    • Giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục là giá trị doanh nghiệp đang hoạt động với giả thiết doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động sau thời điểm thẩm định giá.
    • Giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn là giá trị doanh nghiệp đang hoạt động với giả thiết tuổi đời của doanh nghiệp là hữu hạn do doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hoạt động sau một thời điểm được xác định trong tương lai.
    • Giá trị doanh nghiệp thanh lý là giá trị doanh nghiệp với giả thiết các tài sản của doanh nghiệp sẽ được bán riêng lẻ và doanh nghiệp sẽ sớm chấm dứt hoạt động sau thời điểm thẩm định giá.
    1. Mục đích thẩm định giá doanh nghiệp

    Kết quả thẩm định giá phục vụ cho một mục đích thẩm định giá duy nhất nêu tại hợp đồng dịch vụ thẩm định giá giữa khách hàng và Saigon PA. Một số mục đích thẩm định giá phổ biến gồm:

    • Xét duyệt tín dụng
    • Xét xử tòa án
    • Xử lý nợ
    • Thi hành án
    • Chuyển nhượng tài sản
    • Hợp nhất báo cáo tài chính doanh nghiệp
    • Chứng minh năng lực tài chính
    • Đảm bảo phát hành trái phiếu
    • Đầu tư, góp vốn
    1. Hồ sơ pháp lý phục vụ cho việc thẩm định giá doanh nghiệp

    Hồ sơ pháp lý phục vụ cho việc thẩm định giá doanh nghiệp phụ thuộc vào cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá trị:

    • Đối với cách tiếp cận từ thị trường
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    • Báo cáo tài chính tại thời điểm thẩm định giá (ưu tiên báo cáo tài chính đã kiểm toán, soát xét);
    • Báo cáo tài chính ít nhất 5 năm gần nhất đến tời điểm thẩm định giá (ưu tiên báo cáo tài chình đã kiểm toán);
    • Thông tin các giao dịch chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp diễn ra trong thời gian không quá 01 năm đến thời điểm thẩm định giá (nếu có).
    • Đối với cách tiếp cận từ chi phí
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    • Báo cáo tài chính tại thời điểm thẩm định giá (ưu tiên báo cáo tài chính đã kiểm toán, soát xét);
    • Báo cáo tài chính ít nhất 5 năm gần nhất đến tời điểm thẩm định giá (ưu tiên báo cáo tài chình đã kiểm toán);
    • Danh mục chi tiết các khoản mục tài sản, nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán (bảng báo cáo tình hình tài chính) theo báo cáo tài chính tại thời điểm thẩm định giá;
    • Hồ sơ pháp lý thể hiện quyền sở hữu, quyền sử dụng, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật các tài sản của doanh nghiệp:
    • Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại thời điểm thẩm định giá;
    • Bảng sao kê, giấy chứng nhận, xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng, tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng tại thời điểm thẩm định giá;
    • Giấy xác nhận các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, chứng khoán kinh doanh và các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác tại thời điểm thẩm định giá;
    • Giấy chứng nhận góp vốn, báo cáo tài chính của các công ty con, liên doanh liên kết tại thời điểm thẩm định giá và ít nhất 3 năm gần nhất đến thời điểm thẩm định giá;
    • Biên bản đối chiếu công nợ các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá;
    • Giấy tờ xác nhận các khoản công nợ không có khả năng thu hồi (nếu có);
    • Biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm thẩm định giá (nếu có);
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản cố định vô hình, tài sản dở dang là đất;
    • Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy phép xây dựng, hồ sơ quyết toán, bản vẽ hoàn công,… đối với tài sản cố định là nhà cửa vật kiến trúc;
    • Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện vận tải, giấy chứng nhận đăng kiểm chất lượng, hợp đồng mua bán, hóa đơn chứng từ,… đối với tài sản cố định là phương tiện vận tải;
    • Hợp đồng mua bán, hóa đơn chứng từ, tờ khai hải quan, catalogue thể hiện đặc điểm kinh tế - kỹ thuật,… đối với máy móc thiết bị;
    • Hợp đồng thuê tài chính, hóa đơn thanh toán,… đối với tài sản cố định thuê tài chính;
    • Quyết định phê duyệt dự án, quy hoạch chi tiết dự án, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, phương án tài chính,… đối với dự án là tài sản dở dang.
    • Hợp đồng vay vốn, thông tin về dư nợ gốc, lãi vay các khoản vay thương mại của doanh nghiệp;
    • Thông tin trái phiếu doanh nghiệp phát hành (nếu có).
    • Đối với cách tiếp cận từ thu nhập
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    • Báo cáo tài chính tại thời điểm thẩm định giá (ưu tiên báo cáo tài chính đã kiểm toán, soát xét);
    • Báo cáo tài chính ít nhất 5 năm gần nhất đến tời điểm thẩm định giá (ưu tiên báo cáo tài chình đã kiểm toán);
    • Danh mục chi tiết tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá;
    • Hồ sơ pháp lý thể hiện quyền sở hữu, quyền sử dụng, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp;
    • Bảng tổng hợp thu nhập, chi phí phát sinh từ tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tương ứng với các kỳ theo báo cáo tài chính;
    • Danh mục chi tiết các khoản nợ có chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tương ứng với các kỳ theo báo cáo tài chính;
    • Hợp đồng vay vốn, báo cáo phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thông tin lãi suất các khoản nợ có chi phí sử dụng vốn khác của doanh nghiệp;
    • Kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có).
    1. Điều kiện thẩm định giá doanh nghiệp

    Tài sản là doanh nghiệp đủ điều kiện thẩm định giá khi:

    • Khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin về đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp;
    • Chuyên viên thẩm định của Saigon PA thu thập đầy đủ thông tin từ thị trường liên quan đến tài sản phục vụ cho tối thiểu một phương pháp thẩm định giá nhất định theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.
    1. Các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp

    Doanh nghiệp được thẩm định theo các phương pháp thẩm định giá được quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam dựa trên đặc điểm của doanh nghiệp, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá và nguồn thông tin thu thập được.

    • Phương pháp tỷ số bình quân thuộc cách tiếp cận từ thị trường: “Phương pháp tỷ số bình quân ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp so sánh.
    • Phương pháp giá giao dịch thuộc cách tiếp cận từ thị trường: “Phương pháp giá giao dịch ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.
    • Phương pháp tài sản thuộc cách tiếp cận từ chi phí: “Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định giá.
    • Phương pháp chi phí tái tạo thuộc cách tiếp cận từ chi phí: “Phương pháp tài sản là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tính tổng giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
    • Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập: “Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá.”
    • Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu thuộc cách tiếp cận từ thu nhập: “Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.”
    • Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức thuộc cách tiếp cận từ thu nhập: “Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
    1. Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp
    • Tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá, hồ sơ pháp lý và nghiên cứu tổng quan về đặc điểm doanh nghiệp cần thẩm định giá;
    • Lập kế hoạch thẩm định giá;
    • Khảo sát hiện trạng thực tế, thu thập thông tin thị trường liên quan đến doanh nghiệp cần thẩm định giá;
    • Phân tích, đánh giá, xử lý nguồn thông tin thu thập được và lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp;
    • Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp thẩm định giá đã lựa chọn;
    • Lập, phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá giao khách hàng, các bên liên quan sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) và lưu trữ hồ sơ tại công ty.
    1. Lưu ý về kết quả thẩm định giá doanh nghiệp
    • Kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp cụ thể có thể thay đổi tương ứng với các mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá và các nguồn thông tin thu thập được khác nhau.
    • Một kết quả thẩm định giá doanh nghiệp luôn gắn liền với những điều kiện tính toán cụ thể. Khách hàng cần xem xét kỹ các điều kiện tính toán, các giả thiết, giả định, hạn chế nêu trong báo cáo thẩm định giá trước khi sử dụng kết quả thẩm định.
    • Kết quả thẩm định giá doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn thông tin thu thập được trong quá trình thực hiện cuộc thẩm định giá, bao gồm nguồn thông tin về đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của tài sản do khách hàng cung cấp.